Trong khi Trí tuệ nhân tạo (AI) đang chứng kiến sự tăng trưởng và lan rộng ở Ấn Độ và nhiều nước châu Á, một số doanh nhân vẫn nghi ngờ về việc áp dụng mô hình kinh doanh dựa trên công nghệ đang phát triển này.
Theo dữ liệu của ngành công nghiệp này, các công ty khởi nghiệp được ghi nhận đã chứng kiến sự tăng trưởng 108% trong tài trợ AI ở Ấn Độ vào năm 2018, so với 150 triệu USD đầu tư vào năm 2016. Mặc dù có sự gia tăng lớn, người ta vẫn cố gắng né tránh với việc triển khai phần mềm AI.
Điều khiến cho phần lớn các nhà tiếp thị né tránh việc áp dụng công nghệ phát triển tiên tiến này là sự “không đảm bảo” và thiếu kiến thức nền tảng về công nghệ. Nhiều giám đốc điều hành và doanh nhân vẫn không biết cách sử dụng hiệu quả công nghệ này để đem về nhuận lớn – điều AI vốn có thể làm được.
Để chinh phục AI bạn chắc hẳn cần hỗ trợ bởi sự đầu tư lớn vào dữ liệu, phần mềm và máy tính học. Trước khi bạn có thể xem xét thành lập một công ty AI, có một số yêu cầu quan trọng bạn phải nghiêm túc cân nhắc nếu muốn có được thành công.
Sau đây là 5 điểm cần lưu tâm khi bạn quyết định khởi nghiệp với AI
1. Đừng chỉ bán AI – hãy biết cách giải quyết vấn đề với nó
AI là một công nghệ phát triển nhanh, đòi hỏi kiến thức và tài chính để mang lại kết quả tốt. Hầu hết các công ty sử dụng AI chỉ tập trung vào cơ sở hạ tầng của AI bao gồm thuật toán và nền tảng thay vì tập trung vào ứng dụng của nó để giải quyết vấn đề.
Để xây dựng một công ty AI thành công, bạn cần bắt đầu bằng cách giải quyết vấn đề của khách hàng và xây dựng một nền tảng rộng hơn với kinh nghiệm bạn có được. Điều quan trọng nhất là có thể giải quyết các vấn đề và không chỉ là “bàn giao” cho khách hàng.
2. Phát triển khả năng Think Out of the Box
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng AI chủ yếu được mọi người sử dụng để nhận dạng giọng nói, nhận dạng hình ảnh và robot. Điều mọi người không hiểu là AI là một công cụ quan trọng mà người ta có thể sử dụng để giải quyết nhiều vấn đề. Nếu bạn muốn startup công ty AI thành công, bạn cần tập trung tìm kiếm các vấn đề mà có thể giải quyết bằng trí tuệ nhân tạo
Nếu bạn có thể thuận tiện loại bỏ robot, nhận dạng giọng nói và hình ảnh khỏi công ty và bạn vẫn có các sản phẩm có thể bán được cho khách hàng, bạn đang đi đúng hướng.
3. Khám phá sứ mệnh của bạn
Dù thị trường này đang ngày càng sôi động, nhiều doanh nhân muốn thành lập công ty AI vẫn đang phải vật lộn để chọn giải pháp tốt nhất.
Trước khi bắt đầu công ty AI của bạn, bạn phải làm nổi bật sứ mệnh của mình. Nền tảng của công ty bạn chỉ nên dựa vào nhiệm vụ. Khách hàng sẽ bị thu hút bởi bạn vì bạn có thứ gì đó có thể cứu họ khỏi một mớ hỗn độn lớn. Họ sẽ gắn bó với dịch vụ của bạn vì bạn có các công cụ giúp cuộc sống dễ dàng hơn, tiết kiệm cho họ thời gian và tiền bạc quý giá. AI chắc chắn là một công cụ bạn có thể sử dụng để đạt được điều đó.
4. Chọn một ngành cụ thể để tập trung vào
Nếu giải pháp AI của bạn có thể áp dụng vào nhiều ngành nghề khác nhau, bạn phải xem xét nhiều điều trước khi quyết định tập trung vào ngành cụ thể. Xem xét về:
Chi phí triển khai: khách hàng của bạn sẽ chi bao nhiêu để đặt hàng công nghệ của bạn để họ chuyển từ giải pháp hiện tại sang giải pháp tốt hơn? Hãy chắc chắn rằng chi phí triển khai của bạn đủ hấp dẫn để thu hút họ
Gặt hái nhiều hơn: Giải pháp AI của bạn có mang lại sự hài lòng cho khách hàng tốt, hiệu suất cao hơn, chất lượng tốt hơn và ít lỗi hơn không? Nó có giá trị gì để cung cấp ngoài việc thay thế lao động? Đây là những gì nên được xem xét
Lĩnh vực nào đã sẵn sang: Một số ngành chưa sẵn sàng chấp nhận công nghệ mới này vì chúng chưa sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao. Đảm bảo bạn chọn một ngành công nghiệp tốt đã sẵn sàng để áp dụng quy trình này.
5. Sự thấu hiểu khách hàng của bạn:
Làm rõ lý do tại sao khách hàng của bạn nên mua sản phẩm của bạn. Trước khi bạn bắt đầu xây dựng công ty AI của mình, hãy cố gắng làm quen với nhu cầu của khách hàng. Một điều cũng tối quan trọng là bạn giao tiếp bằng ngôn ngữ mà khách hàng của bạn hiểu và không chỉ chồng chất một số thuật ngữ công nghệ quá chuyên sâu.
Hy vọng những gợi ý ban đầu này đã giúp bạn vượt qua thử thách ban đầu của việc thiết lập mô hình kinh doanh dựa trên AI.
Nguồn: https://www.entrepreneur.com/article/329392