Ngày nay, công nghê thực tế ảo tăng cường (AR) đang nắm giữ một số lượng các ứng dụng của doanh nghiệp, mang lại cơ hội làm nổi bật thương hiệu của mình.
Năm 2016, game Pokemon được nhượng quyền từ một bộ phim hoạt hình Nhật Bản đã tạo nên một cuộc cách mạng cho thế hệ game trên di động. Ứng dụng miễn phí có tên Pokemon Go sử dụng hệ thống định vị toàn cầu (GPS) trên thiết bị di động để thách thức người dùng với slogan: “bắt tất cả” hoặc thu thập càng nhiều sinh vật ảo trong trò chơi càng tốt.
Trò chơi đã lan truyền và nhanh chóng thu hút sự chú ý của game thủ ở mọi độ tuổi. Trên thực tế, trò chơi đã truyền bá công nghệ location – based và công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR), thúc đẩy hoạt động thể chất và giúp các doanh nghiệp địa phương phát triển hơn dựa trên sự phát triển của Foot Traffic.
Vào tháng 5 năm 2018, trò chơi đã nhận được hơn 800 triệu lượt tải xuống trên toàn thế giới và có 147 triệu người dùng hàng tháng. Tính đến tháng 9 năm 2018, trò chơi đã thu về 2,01 tỷ đô la trên toàn thế giới.
Vậy công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) là gì?
Theo Merriam-Webster, thực tế ảo tăng cường là một phiên bản nâng cao của thực tế được tạo ra bằng cách sử dụng công nghệ để phủ thông tin kỹ thuật số lên hình ảnh của một thứ gì đó được xem qua thiết bị ( như điện thoại thông minh). Không giống như công nghệ thực tế ảo là tạo ra một môi trường ảo hoàn toàn xung quanh người dùng, AR tận dụng môi trường xung quanh trong thế giới thực và tích hợp các thành phần ảo vào. Điều này làm tăng tính tương tác và thực tế hơn..
Một điều tuyệt vời nữa về AR là bạn chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh là có thể trải nghiệm mà không cần những chiếc tai phone VR cồng kềnh và đắt tiền. Điều này có nghĩa là AR có thể tạo hiệu ứng lan tỏa tốt hơn. Đó cũng là lý do tại sao nhiều công ty khởi nghiệp đang sử dụng AR trong việc kinh doanh của họ, như Zukaz – một nền tảng cho người tiêu dùng săn lùng vouchers thật, có thể được đổi tại các cửa hàng hoặc doanh nghiệp được chọn.
Mang khách hàng và doanh nghiệp đến gần nhau hơn
AR thu hẹp khoảng cách và tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận đối tượng khách hàng của mình trong đời thực. Điều này có nghĩa là khách hàng có thể trải nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn khi họ muốn. Trong lĩnh vực bán lẻ, các thương hiệu có hiểu biết về AR đang sử dụng nó như một hình thức tiếp thị, kết nối với người tiêu dùng một cách có chủ ý và sáng tạo. Hình thức tiếp thị mới này không chỉ hiệu quả mà còn phù hợp với ngân sách hơn so với các hình thức tiếp thị truyền thống.
Xây dựng niềm tin và sự tin tưởng
Khi bán các sản phẩm cao cấp như những mặt hàng xa xỉ hoặc đồ nội thất, AR tạo cơ hội cho doanh nghiệp chứng tỏ giá trị sản phẩm của mình với những khách hàng còn lưỡng lự. Công nghệ nhập vai cho phép khách hàng hình dung và trải nghiệm sản phẩm trước khi mua. IKEA (một doanh nghiệp tư nhân của Thụy Điển chuyên về thiết kế đồ nội thất) gần đây cũng đã phát hành ứng dụng AR cho phép bạn tính tỷ lệ, thay đổi màu sắc các sản phẩm nội thất. Nhờ vậy, bạn có thể dễ dàng chọn cho phòng khách của mình một chiếc ghế hoàn hảo.
Đào tạo nhân viên
Đào tạo và giáo dục nhân viên của bạn bằng cách sử dụng AR là một phương pháp học tập hấp dẫn và tương tác cao. Các học viên có thể xem kịch bản AR nhiều lần nếu họ muốn tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm hoặc quy trình của bài học. Hơn nữa, sử dụng AR cho việc đào tạo còn tạo ra những trải nghiệm tương tác và nhập vai trên nhiều giác quan, giúp học viên nhận thức và học nhanh hơn. Bằng cách sử dụng đồ họa nhiều lớp, ngay cả các quy trình và phương pháp học phức tạp nhất cũng có thể được đơn giản hóa cho các học viên. AR có thể dễ dàng tăng mức độ chuyên sâu của chương trình đào tạo, từ đó giúp các doanh nghiệp truyền đạt kiến thức rộng rãi cho nhân viên của họ trong thời gian ngắn.
Bất cứ công ty nào chưa ứng dụng AR vào việc kinh doanh của họ cũng sẽ hối tiếc vì những lợi ích và khả năng vô tận của nền công nghiệp mới này. AR sẽ xâm nhập vào hầu hết mọi lĩnh vực trong cuộc sống của chúng ta, bắt đầu bằng phương tiện truyền thông xã hội và kết thúc bằng thương mại điện tử.
Nguồn: https://www.entrepreneur.com/article/324411