Mô hình SaaS giúp doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng COVID-19 như thế nào?

Mô hình SaaS giúp doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng COVID-19 như thế nào?

Xu hướng SaaS và điện toán đám mây đang dẫn đầu thế giới về công nghệ, đóng vai trò quan trọng trong việc đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế do dịch bệnh Covid-19 gây ra. Trong khi các doanh nghiệp ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đang cố gắng duy trì hoạt động kinh doanh của mình bằng cách cho nhân viên làm việc từ xa (WFH – Work From Home) thì các nhà cung cấp các dịch vụ Cloud về cơ bản đã tăng doanh thu và liên tục phát triển, trở thành ngành có mức độ phát triển nổi bật nhất năm nay.

SaaS được hiểu như thế nào?

SaaS (Software-as-a-Service) là dịch vụ được các nhà cung cấp mang đến cho người dùng cuối dựa trên công nghệ điện toán đám mây. Nhà cung cấp không bán sản phẩm phần mềm và bán dịch vụ, giải pháp dựa trên phần mềm đó. Nói một cách đơn giản hơn, nhà cung cấp sẽ tạo ra một phần mềm và duy trì phần mềm đó trên môi trường Internet.

Theo cách thông thường, người dùng phần mềm được yêu cầu phải tải về và cài đặt, trong khi đó SaaS cho phép người dùng có thể truy cập và sử dụng từ xa thông qua trình duyệt web.

Mức tăng trưởng của mô hình SaaS

Theo một báo cáo nghiên cứu thị trường của Canalys, thị trường điện toán đám mây trên toàn cầu trong quý III/2020 tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 36,5 tỷ USD cao hơn 2 tỷ USD so với quý II.

Dưới sự ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh COVID-19, thị trường Saas toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh từ năm 2021 và dự kiến sẽ đạt $253 triệu USD vào năm 2023 với tốc độ tăng trưởng hằng năm lên đến 10% (Theo ReportLinker trong báo cáo SaaS Global Market 2020-30)

Sử dụng các giải pháp Saas rất phù hợp cho doanh nghiệp SMEs để đơn giản hóa việc số hóa với mức chi phí hợp lý, được chi trả theo tháng. Trong 2021, các ứng dụng SaaS được ưu tiên triển khai hơn bao gồm các ứng dụng CRM, phần mềm chăm sóc khách hàng Contact center, phần mềm hỗ trợ bán hàng đa kênh Omnichannel , …

Ưu điểm của mô hình Saas

1. Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp

Với các phần mềm ứng dụng mô hình SaaS, người dùng không cần cài đặt và khởi chạy các phần mềm trên hệ thống của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đã tiết kiệm được một khoản chi phí lớn trong việc cấu hình và lắp đặt phần cứng, xây dựng hệ CSDL mới, mua giấy phép cho phần mềm (Key), ….

Hầu hết các mô hình SaaS hiện nay đều thuộc 1 trong 2 dạng: FreemiumPremium. Freemium là hình thức cho phép người dùng sử dụng miễn phí các tính năng có sẵn của phần mềm, người dùng cần trả thêm tiền để được sử dụng các tính năng nâng cao. Hiện nay, hình thức này đang được áp dụng khá phổ biến như Spotify, Evernote, … Premium là hình thức bán theo gói dựa vào số lượng tài khoản cùng thời gian sử dụng. Tùy nhà cung cấp mà mức phí sẽ khác nhau và cơ cấu tính giá cũng không giống nhau (ví dụ tính theo account hay theo tháng, năm). Ngày nay, các nhà cung cấp dịch vụ thường kết hợp cả 2 hình thức để người dùng có cơ hội trải nghiệm. Khách hàng có quyền lựa chọn ngừng đăng ký sử dụng dịch vụ bất cứ khi nào.

2. Linh hoạt, dễ sử dụng

Với các phần mềm áp dụng mô hình Saas, khách hàng không cần có thêm bộ phận kỹ thuật để khắc phục các vấn đề xảy ra trong quá trình vận hành. Nhà cung cấp sẽ đảm bảo hệ thống máy chủ chạy trong tình trạng ổn định, bảo mật ở mức cao. Luôn luôn có đội ngũ tester, IT liên tục nâng cấp, vá lỗi, tối ưu các tính năng … để đảm bảo hệ thống luôn ổn định, người dùng không cần phải mua các phiên bản phát hành mới hoặc các bản vá công nghệ mới.

Mô hình SaaS được phát triển trên nền tảng điện toán đám mây và trình duyệt web  nên chỉ cần sử dụng các thiết bị thông minh có khả năng truy cập được Internet (Smartphone, Tablet, laptop, …) là có thể sử dụng phần mềm. Hiện nay, mô hình còn được phát triển thành các ứng dụng di động giúp tối ưu hơn trải nghiệm khách hàng, các ứng dụng này tương thích với các hệ điều hành khác nhau như Android hoặc IOS.

3. Khả năng tích hợp cao

Các phần mềm được xây dựng trên mô hình SaaS đều sở hữu hệ thống API hiện đại – giao diện lập trình ứng dụng mở cho phép đồng nhất và trao đổi dữ liệu qua lại giữa các ứng dụng đến từ nhiều nhà cung cấp phần mềm khác nhau. Đó chính là cơ hội để doanh nghiệp của bạn hội nhập và tiếp cận gần hơn với các công nghệ mới ngay trên chính hệ thống phần mềm quản lý hiện tại của mình.

4. Dễ mở rộng quy mô

Một ưu điểm nổi bật của công nghệ điện toán đám mây nói chung và mô hình SaaS nói riêng là khả năng mở rộng thêm tính năng. Khi phát sinh nhu cầu, bạn có thể mở rộng thêm các tính năng mới, thêm tài khoản mới hoặc tích hợp thêm các phần mềm khác mà không ảnh hưởng đến phần mềm hiện tại hay cơ sở dữ liệu hiện có sẵn của doanh nghiệp. Tính năng nổi bật này đặt biệt quan trọng, nhất là đối với những doanh nghiệp đang phát triển hoặc đang có dự định mở rộng quy mô kinh doanh trong tương lai.

Bạn có ý định số hóa cho doanh nghiệp sau khi tìm hiểu và biết SaaS là gì hay không?

Theo nghiên cứu của Hiệp hội Điện toán Đám mây Châu Á được thực hiện vào năm 2016, Việt Nam là quốc gia có tốc độ phát triển điện toán đám mây nhanh thứ 14 của Châu lục. Hiện nay Chính phủ đang ra sức đẩy mạnh tuyên truyền hướng tới nền kinh tế 4.0 nên việc phát triển điện toán đám mây tại Việt Nam càng nhanh hơn bao giờ hết.

AHIT tin rằng, nếu bạn đã hiểu rõ về các lợi ích mà SaaS đem lại thì bạn hẳn cũng muốn “Số hóa” cho doanh nghiệp mình bằng những giải pháp hiện đại nhất hiện nay. Việc ứng dụng mô hình SaaS đang ngày càng phổ biến, nhất là trong thời điểm dịch COVID-19 đang lan rộng, nền kinh tế thế giới đang khủng hoảng.

AHIT Corporation tự hào là nhà cung cấp các giải pháp quản lý doanh nghiệp hàng đầu như ERP, CRM, …. Tất cả các giải pháp AHIT cung cấp đều sử dụng công nghệ điện toán đám mây hiện đại và ứng dụng mô hình SaaS đem lại những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Hi vọng với những kiến thức trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mô hình SaaS. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn liên quan đến các giải pháp quản lý doanh nghiệp vui lòng liên hệ ngay với AHIT. Các nhân viên tư vấn với kiến thức chuyên sâu sẽ giúp bạn giải đáp các thắt mắc của bạn và hỗ trợ bạn chọn cho mình một phương án quản trị tối ưu cho doanh nghiệp.

Xem thêm các bài viết hữu ích khác của AHIT Corporation tại đây

Liên hệ ngay với chúng tôi thông qua hotline: 1900.90.32 (Ext 107) (24/7)

Truy cập tại đây để tìm hiểu rõ hơn về giải pháp AHIT Cloud ERP , AHIT Cloud Mautic , AHIT Cloud Pbx .

AHIT Corporation – Đồng hành cùng doanh nghiệp

Nguồn: Viettel IDC, Base và Vietnamnet

Bài Viết Mới Nhất

banner-2024-tintuc-web
Chúc Mừng Năm Mới - Xuân Giáp Thìn 2024
Xin chào Quý Khách Hàng, Nhân dịp năm mới, AHIT Corporation xin gửi lời chúc mừng và cảm ơn đến quý khách hàng đã luôn tin...
banner-2024-tintuc-web-re
Thông báo lịch nghỉ Tết Nguyên Đán 2024
Nhân dịp năm mới Tết Nguyên Đán, chúng tôi xin thông báo lịch nghỉ của công ty như sau: – Thời gian nghỉ: từ ngày 08...
Combo Giải Pháp Web App CRM
Bùng nổ doanh số cuối năm cùng combo giải pháp SIÊU ƯU ĐÃI
Tại sao phải tốn nhiều tiền cho Website riêng, App riêng và Hệ thống CRM chăm sóc khách hàng mà không phải tất cả trong 01...
hieu-nhanh-ve-kanban-trong-10-phut-phan-1
Hiểu nhanh về Kanban trong 10 phút (Phần 1)
Kanban là một phương pháp quản lý quy trình làm việc giúp các tổ chức quản lý và cải tiến hệ thống công việc. Học cách hình...
hieu-va-xay-dung-devops-pineline
Hiểu và xây dựng DevOps Pineline
DevOps Pineline là nguồn cung cấp năng lượng cho vòng đời CNTT của bạn. Nó có sức mạnh để rút ngắn quy trình công việc CNTT...
5-plugin-bang-wordpress-tot-nhat-cho-nam-2022
5 plugin bảng WordPress tốt nhất cho năm 2022
Một plugin bảng đáp ứng (table responsive plugin) của WordPress cho phép bạn trình bày dữ liệu một cách rõ ràng và ngắn gọn....

Danh Mục Bài Viết

Kết Nối Với Chúng Tôi

Bài Viết Liên Quan

mockup-qr-code-1170x600
AHIT Corporation Ra Mắt Trình Tạo QR Code Hoàn Toàn Miễn Phí
QR Code đang ngày càng trở nên thông dụng vì sự tiện lợi trong truy cứu thông tin. Kể từ năm 2018, công cụ giao dịch “không...
ahit-cloud-mautic-marketing-automation
AHIT Cloud Mautic - Giải Pháp Marketing Automation
Công nghệ và xu hướng thay đổi đang phổ biến trong mọi lĩnh vực kinh doanh. Rõ ràng là bây giờ không ai muốn thực hiện các...
Leads là gì? Phân biệt 3 loại Leads phổ biến nhất
Lead là gì? Đo lường và xác định Lead như thế nào?
Khi thực hiện các chiến dịch Marketing, không ít lần doanh nghiệp sẽ nghe được cụm từ Leads. Rất nhiều người, nhầm lẫn định...

ĐĂNG KÝ

Nhận ưu đãi ngay hôm nay !