Có phải bạn đã từng quản lý một đội nhóm, doanh nghiệp mà mọi người không tin tưởng nhau. Dẫn đến công việc không đạt được hiệu quả, tiến độ bị trì trệ, hay thậm chí gây ảnh hưởng đến khách hàng, hợp đồng và nhiều vấn đề thách thức khác.
Niềm tin giống như không khí mà chúng ta hít thở – khi nó hiện diện, không ai thực sự nhận ra; khi nó vắng mặt, mọi người đều chú ý (Warren Buffett).
Niềm tin của đội nhóm là yếu tố quan trọng cho sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào. Là một nhà lãnh đạo chắc chắn rằng bạn sẽ hiểu rõ khi các thành viên trong một đội nhóm nói riêng và cả công ty nói chung, không tin tưởng nhau sẽ gây nên những thách thức như thế nào cho doanh nghiệp của mình.
Ví dụ:
- Nhà lãnh đạo, quản lý điều hành theo kiểu theo sát từng chi tiết, từng hành động của nhân viên vì không tin rằng họ không thể thực hiện được công việc được giao một cách chính xác.
-> Kết quả: Người quản lý không còn thời gian để tập trung, thực hiện những công việc, mục tiêu của họ và nhân viên cũng không có niềm tin dành cho người quản lý, doanh nghiệp. - Nhân viên xem đồng nghiệp của họ là đối thủ, làm mọi cách để khiến đồng nghiệp giảm sút hay tệ hơn là nhiều mưu kế tính toán để hại đồng nghiệp của mình
-> Kết quả: Nhân viên cản trở các mục tiêu của đội nhóm, công ty và khiến đồng nghiệp cảm thấy không được hỗ trợ, ảnh hưởng đến cả nhóm. Hoặc khiến cho đồng nghiệp đó nghỉ việc.
Và vô số những thách thức cho doanh nghiệp nếu không có được niềm tin tốt trong công việc.
Trong một cuộc khảo sát Havard Business Review với 1095 người đi làm, kết quả cho thấy so với những người làm việc tại các công ty có độ tin cậy thấp thì những người làm việc tại các công ty có niềm tin cao cho biết:
- Giảm 74% sự căng thẳng trong công việc
- Thêm 106% năng lượng khi làm việc
- Năng suất cao hơn 50%
- Giảm 13% số ngày nghỉ ốm
- Tương tác nhiều hơn 76%
- 29% hài lòng hơn với cuộc sống của họ
- Giảm 40% quá tải, kiệt sức
- Thêm 60% sự hài lòng về công việc
- Hơn 70% phù hợp với sứ mệnh của công ty
Sự tin tưởng luôn tạo một sự khác biệt, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển mục tiêu, sự thành công của doanh nghiệp.
Không thể nào phủ nhận rằng niềm tin là yếu tố quan trọng để thành công. Nhưng làm thế nào mà một cảm xúc này lại có nhiều tác động đến vậy?
Niềm tin giúp giảm xích mích, hạn chế mâu thuẫn, giúp công việc được thuận lợi, các thành viên hiểu nhau hơn. Bạn không phải mất thời gian để quản lý, kiểm tra và giám sát từng chi tiết nhỏ nhất.
Xét ở cấp độ thần kinh, nghiên cứu của Harvard Business Review cũng chỉ ra rằng sự tin tưởng có liên quan đến sự gia tăng đột biến trong oxytocin, một loại hormone hoạt động như một chất dẫn truyền thần kinh trong não. Thường được gọi là “hormone tình yêu”, oxytocin có liên quan đến mối quan hệ và liên kết cặp đôi. Nó đã được chứng minh là làm tăng sự đồng cảm và rộng lượng. Vì vậy, khi chúng ta tin tưởng, chúng ta cảm thấy được kết nối với những người khác.
Ngược lại, lượng hormone căng thẳng cao sẽ ức chế việc giải phóng oxytocin và đưa chúng ta đến chế độ sinh tồn, chỉ tập trung vào lợi ích của bản thân.
Vậy các nhà quản lý làm thế nào để xây dựng niềm tin trong đội nhóm?
Dưới đây là 5 chiến lược giúp giải quyết những vấn đề đó.
1. Luôn dẫn dắt bằng sự chính trực, công bằng
Mọi người đều muốn các nhà lãnh đạo của họ là một người chính trực, công bằng. Nếu nhân viên tin tưởng nhà lãnh đạo của họ thì sẽ có khả năng cao cam kết lâu dài với doanh nghiệp. Giúp giảm chi phí tuyển dụng, đào tạo nhân viên mới.
Trong một cuộc khảo sát về nhân viên văn phòng của Robert Half Management Resources, 75% cho rằng tính chính trực là thuộc tính quan trọng nhất của một nhà lãnh đạo.
⭕️Thực hành: Tiến hành tự kiểm tra bằng cách tìm hiểu người khác nhìn nhận về bạn như thế nào? Những câu hỏi bạn hỏi có thể bao gồm: Bạn có được coi là trung thực không? Bạn có đối xử với mọi người khác nhau dựa trên vị thế của họ không? Bạn có được xem là người biết giữ lời không?
2. Khuyến khích sự trao đổi, không ngại hỏi
Các nhà lãnh đạo nên khuyến khích các nhân viên của mình chủ động trao đổi, hỏi những vấn đề mà chưa nắm rõ, hoặc chưa biết. Thừa nhận khi mắc sai lầm. Tạo ra một môi trường mà mọi người không ngại trao đổi với nhau và luôn có trách nhiệm trong công việc, điều này giúp mọi người kết nối với nhau hơn cũng như năng suất công việc được tăng lên, vấn đề được giải quyết nhanh chóng. Và không chỉ các thành viên trong nhóm mà chính những nhà lãnh đạo cũng cần đưa ra những trao đổi với các thành viên, muốn họ hỗ trợ góp ý chứ không phải là bạn luôn hướng dẫn, giải thích họ phải làm gì.
⭕️Thực hành: Hãy tạo ra một môi trường mở, mọi người sẵn sàng chia sẻ với nhau để có thể giải quyết công việc hiệu quả nhất.
3. Trao quyền cho mọi người
Một khi nhân viên đã được đào tạo, hãy cho phép họ quản lý con người và thực hiện các dự án, nhiệm vụ theo cách riêng của họ. Được tin tưởng để tìm ra mọi thứ là một động lực lớn: Một cuộc khảo sát của Citigroup và LinkedIn năm 2014 cho thấy họ phát hiện ra rằng 47% nhân viên sẽ hy sinh mức tăng 20% để có được sự linh hoạt hơn trong cách họ làm việc.
Quyền tự chủ cũng thúc đẩy sự đổi mới, bởi vì những người khác nhau thử các cách tiếp cận khác nhau. Các quy trình giám sát và quản lý rủi ro có thể giúp giảm thiểu sai lệch trong khi mọi người thử nghiệm. Và các bản tóm tắt sau dự án cho phép các nhóm chia sẻ những sai lệch xảy ra như thế nào để những người khác có thể thực hiện dựa trên thành công của họ.
⭕️Thực hành: Cố gắng trao cho nhóm của bạn quyền tự chủ nhiều hơn trong dự án tiếp theo của bạn. Phân chia trách nhiệm và nói với nhóm của bạn rằng bạn tin tưởng họ để tìm ra cách tốt nhất để hoàn thành công việc của họ. Đưa deadline cụ thể và yêu cầu báo cáo tiến độ công việc định kỳ.
4. Xây dựng mối quan hệ
Các thí nghiệm khoa học về thần kinh của phòng thí nghiệm cho thấy rằng khi mọi người cố ý xây dựng mối quan hệ tại nơi làm việc, hiệu suất của họ sẽ cải thiện. Một nghiên cứu của Google cũng cho thấy rằng những người quản lý “bày tỏ sự quan tâm đến các cá nhân của các thành viên trong nhóm” giúp tăng chất lượng và số lượng công việc hơn rất nhiều.
⭕️Thực hành: Bạn có thể thiết lập những hoạt động giúp các thành viên được kết nối nhau hơn. Ví dụ teambuilding, những giờ giải lao, chương trình tổ chức định kỳ,…
5. Sự công nhận
Mọi người thích được đánh giá cao với năng suất và khả năng làm việc của họ. Nếu họ làm việc chăm chỉ, hiệu quả mà không được công nhận, nó sẽ giết chết động lực của họ. Vì vậy, điều quan trọng là phải khen ngợi nhân viên của bạn khi họ làm việc tốt, chứ không chỉ dừng lại ở việc đánh giá thành tích hàng năm. Sự công nhận không chỉ sử dụng sức mạnh của đám đông để tán dương những thành công mà còn truyền cảm hứng cho những người khác hướng tới sự xuất sắc. Và nó khuyến khích những người thành công chia sẻ các phương pháp hay nhất để hoàn thành công việc tốt nhất để những thành viên khác có thể học hỏi.
⭕️Thực hành: Bạn hãy công nhận những thành viên có năng suất làm việc hiệu quả, có thể chỉ là lời nói nhưng cũng như một nguồn động lực để họ làm việc ngày càng tốt hơn và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Các nhà quản lý có thể nuôi dưỡng lòng tin bằng cách thiết lập một định hướng rõ ràng cho mọi người, xây dựng mối quan hệ tốt trong doanh nghiệp, tạo một môi trường mở, tích cực để mọi người cảm thấy thoải mái khi trao đổi công việc với nhau. Giúp họ luôn có một nguồn động lực tích cực gắn bó với doanh nghiệp. Hãy xây dựng niềm tin trong đội nhóm doanh nghiệp hiệu quả, sẽ giúp doanh nghiệp bạn ngày càng phát triển hơn. Chúc doanh nghiệp bạn luôn thành công.